Bệnh sùi mào gà là tình trạng xuất hiện những mụn cóc ở bộ phận sinh dục, hoặc nhiều vị trí khác trên cơ thể (ở miệng, ở lưỡi...) Chúng có thể chỉ là những nốt sùi nhỏ hình dạng giống với hoa súp lơ hay mào con gà. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc có thể rất nhỏ và khó có thể nhìn thấy nếu không chú ý chi tiết. Bệnh sùi mào gà được xem là một trong những bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục hiện nay, có tác nhân chính gây ra bởi virus human papilloma (HPV). Virus này có thể gây bệnh sùi mào gà cũng như bệnh ung thư cổ tử cung kèm những biến chứng nguy hiểm.
Những triệu chứng và dấu hiệu sùi mào gà gồm:
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà là do virus human papilloma (HPV). Theo những thống kê gần đây cho thấy, có hơn 40 chủng HPV khác nhau có thể ảnh hưởng lên bộ phận sinh dục. Và chính điều này, Việc quan hệ tình dục chính là con đường lây lan HPV nhanh nhất. Nếu hệ miễn dịch đủ khỏe để tiêu diệt được virus HPV, bạn sẽ không thấy xuất hiện những dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng hoặc các ảnh hưởng mà nó gây ra. Tuy nhiên, trong phần lớn các trường hợp, HPV không hoạt động và không gây ra triệu chứng nào mà chỉ phát triển trong cơ thể.
Ai sẽ dễ bị mắc sùi mào gà nhất?
Bệnh sùi mào gà là một căn bệnh phổ biến và thường gặp hơn ở nữ giới nhiều hơn là nam giới. Bệnh xuất hiện ở bất kì độ tuổi nào.
Các nghiên cứu từ các chuyên gia cho thấy, bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lí, tình dục của các bệnh nhân khi không may mắc phải. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể kiểm soát tình trạng bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo với ý kiến của bác sĩ để có thêm thông tin chi tiết trong việc điều trị bệnh hiệu quả.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh sùi mào gà?
Những thông tin được cung cấp dưới đây không thay thế cho lời khuyên từ các chuyên gia. Luôn chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liệu trình điều trị tốt nhất.
Bạn sẽ được khám lâm sàng những vùng có xuất hiện các nốt mụn nhọt mào gà. Nếu mụn nhọt phát triển sâu bệnh trong cơ thể, việc khám chậu là cần thiết. Bác sĩ sẽ sử dụng một loại axit nhẹ thích hợp để bôi lên lên vùng da làm những nốt nhọt xuất hiện rõ ràng hơn.
Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu tế bào từ vùng cổ tử cung của bạn (vùng mô hay còn gọi tiêu bản Pap) để chẩn đoán bệnh. Chúng sẽ được xét nghiệm để xem có sự xuất hiện của virus HPV trong cơ thể hay không. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ hỏi bạn một vài câu hỏi về sức khỏe và quá trình sinh hoạt tình dục của bạn trước đây như thế nào.
Ở những giai đoạn đầu bệnh sùi mào gà có thể được điều trị bằng một số loại thuốc imiquimod (Aldara®), podophyllin và podofilox (Condylox®), axit trichloroacetic (TCA)...
Tuy nhiên, Bác sĩ sẽ không khuyến khích bạn sử dụng thuốc trị dạng này mà không theo những chỉ dẫn hoặc kê đơn chính xác. Điều này có thể do sùi mào gà thường xuất hiện ở bộ phận da nhạy cảm và rất ẩm ướt, những loại thuốc này thậm chí còn có thể gây đau đớn và rát.
Nhiều trường hợp, Nếu bị sùi lớn hoặc sử dụng các loại thuốc không có tác dụng cụ thể, bạn sẽ cần được phẫu thuật. Hiện nay các phương pháp phẫu thuật sùi mào gà bao gồm làm đông với nitơ lỏng (liệu pháp lạnh) và điều trị laser (đốt laser).
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh sùi mào gà một cách hiệu quả nếu chú ý áp dụng một số điều sau đây:
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về tình trạng bệnh sùi mào gà, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất, chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân.